Trong dịp Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng giò, chả nhiều hơn thường ngày bởi đặc tính tiện lợi khi sử dụng, người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm để làm quà biếu hoặc để sử dụng cho gia đình trong mâm cổ cúng và chiêu đãi người thân. Trên thị trường hiện nay, việc lựa chọn sản phẩm giò, chả vừa ngon miệng, vừa đảm bảo an toàn thật sự không dễ bởi có quá nhiều thông tin quảng cáo về chất lượng sản phẩm của người sản xuất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng các sản phẩm giò, chả ngày càng đa dạng và phong phú hơn như: Giò lụa (chả lụa), Giò thủ, Chả quế, Chả chiên, Chả giò hoa ngũ sắc… và nhiều tên gọi khác nhau do thành phần cấu tạo nên sản phẩm như: Chả cua, Chả mực, Chả heo, Chả bò, Chả giò tai, Chả giò cá hồi, Chả giò đà điểu, Chả giò gà, Chả giò me, Chả giò bì, Chả giò ngựa[1]…
Thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm bao gồm thịt, gia vị, phụ gia thực phẩm… Việc kiểm soát nguyên liệu không được đảm bảo và quy trình chế biến không hợp vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn tiêu chảy…. ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì thế khi chọn mua sản phẩm người tiêu dùng nên chọn mua những cơ sở có uy tín, sản phẩm đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm như:
– Yêu cầu đối với sản xuất, kinh doanh giò, chả phải đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến[2] và có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm[3] hoặc cơ sở đã được cấp một trong số các Giấy chứng nhận chất lượng khác như HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực[4].
– Yêu cầu đối với sản phẩm giò, chả khi lưu thông trên thị trườngphải thực hiện việc tự công bố sản phẩm[5], kiểm nghiệm sản phẩm phải đạt yêu cầu an toàn thực phẩm về chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng…và đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa[6] đối với thực phẩm gồm các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn như: Định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và người thân, người tiêu dùng cần lưu ý chỉ mua sản phẩm giò, chảđược bao gói đáp ứng các quy định về ghi nhãn, đảm bảo các thông tin cơ bản: Tên hàng hoá, thành phần cấu tạo, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, ngày sản xuất và hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng...Tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, hàng không nhãn mác và nên rửa tay, dao, thớt sạch trước khi cắt và phân chia thực phẩm. Không nên ăn quá nhiều các thực phẩm giàu đạm, mỡ trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc Hội ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010.
2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, //thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-dinh-15-2018-ND-CP-huong-dan-Luat-an-toan-thuc-pham-341254.aspx.
3. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính Phủ về nhãn hàng hóa và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
4. Tổng hợp các loại chả ngon phổ biến trên thị trường hiện nay, //www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/tong-hop-cac-loai-cha-ngon-pho-bien-tren-thi-truong-hien-nay-1384329.
[1] Tổng hợp các loại chả ngon phổ biến trên thị trường hiện nay, //www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/tong-hop-cac-loai-cha-ngon-pho-bien-tren-thi-truong-hien-nay-1384329
[2] Mục 3 Luật An toàn thực phẩm số: 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc Hội Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến, //thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-an-toan-thuc-pham-2010-108074.aspx.
[3] Để được cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện thủ tục và đáp ứng các tiêu chí được quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất. //thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-38-2018-TT-BNNPTNT-tham-dinh-co-so-san-xuat-thuc-pham-nong-lam-an-toan-thuc-pham-406512.aspx.
[4] Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, //thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-dinh-15-2018-ND-CP-huong-dan-Luat-an-toan-thuc-pham-341254.aspx.
[5] Điều 4, Điều 5 Chương II Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, //thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-dinh-15-2018-ND-CP-huong-dan-Luat-an-toan-thuc-pham-341254.aspx.
[6] Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính Phủ về nhãn hàng hóa và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.