Ngày 02/8/2022, tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định, Sở Y tế, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Liên ngành Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm, phương hướng 6 tháng cuối năm 2022.
Đến dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc sở Y tế, Công thương, Nông nghiệp &PTNT; Văn phòng UBND Tỉnh; PC05 Công an Tỉnh … lãnh đạo, chuyên viên của các đơn vị Y tế tuyến tỉnh, phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản…
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Nam Định đã có nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng về ATTP: ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh Triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022; Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 06/4/2022 của UBND tỉnh Nam Định về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022. Các ngành Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương: đã phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành do đó có sự chỉ đạo xuyên suốt của từng lĩnh vực nên việc quản lý và phối hợp thực hiện cũng thuận lợi.
Đ/c Hoàng Tiến Cường, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP thừa ủy quyền của GĐ sở Y tế khai mạc hội nghị
Kết quả họat động truyền thông:
Tổ chức 250 hội nghị truyền thông trực tiếp từ tỉnh đến xã với tổng số 5.816 người tham dự;
Ngành Y tế phối hợp với các ngành Công Thương, Nông Nghiệp tập huấn nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác an toàn thực phẩm (Cấp xã: công chức văn hóa-xã hội, lãnh đạo UBND; trạm Y tế. Cấp huyện: Ban Chỉ đạo LN VSATTP) tại 10 huyện/thành phố với tổng số 1.004 đại biểu.
Nói chuyện chuyên đề cho Hội Phụ nữ với 500 người dự.
Tuyên truyền lưu động về đảm bảo ATTP Tháng hành động ATTP năm 2022 và đảm bảo ATTP trong dịp cao điểm hè.
Phát 20 buổi thông điệp tuyên truyền đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán và Tháng hành động; thực hiện 5 chuyên mục phóng sự trên sóng truyền hình tỉnh.
Treo 1.246 băng rôn, khẩu hiệu, 409 tranh, áp phích tuyên truyền về ATTP; phát > 65.000 tờ rơi: tuyên truyền bệnh lùn sọc đen trên lúa, cấm sử dụng hàn the trong SX, CB giò chả; tạp chất trong kinh doanh, bảo quản thủy sản; hướng dẫn sử dụng rau an toàn cho người SX, KD, sử dụng thực phẩm. Cấp 236 băng đĩa hình, đĩa âm tuyên truyền thông điệp đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán và Tháng hành động vì ATTP năm 2022.
Viết, đăng tải 50 tin, bài tuyên truyền trên Website Trung ương và địa phương; trên báo Nam Định và các bản tin của các ngành: 30 bài.
Kết quả hoạt động giám sát mối nguy
Đảm bảo ATTP tuyệt đối cho các đại biểu, vận động viên tham gia SEA Games 31 và các cổ động viên, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, sự cố về ATTP, góp phần đảm bảo sức khỏe, thể lực cho các đoàn vận động viên tham dự SEA Games 31 cũng như quảng bá, tạo ấn tượng tốt cho khách về ẩm thực quê hương (giám sát 9.256 suất ăn, thực hiện xét nghiệm nhanh 1.560 mẫu thực phẩm, dụng cụ ăn uống).
Chỉ đạo và phối hợp với các huyện, thành phố đảm bảo ATTP các điểm thi quốc gia 10/10 huyện, thành phố.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện cảnh báo sản phẩm thực phẩm không đảm bảm an toàn theo Công văn số 281/ATTP-SP ngày 20/02/2022 của Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về sự cố ATTP liên quan đến việc một số trẻ nhỏ bị nhiễmCronobactersakazakii andSalmonellaNewport; cảnh báo thu hồi sản phẩm có chứa chất cấm theo Thông báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế…
Ngành Nông nghiệp lấy 263 mẫu ở một số nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiêu dùng hàng ngày có nguy cơ cao như rau, thịt, thủy sản nuôi, khai thác, vùng nuôi NT2MV, phát hiện: 01 mẫu nước vùng nuôi ngao có có hàm lượng tảo độc vượt ngưỡng cho phép (trên tổng số 1/263 mẫu giám sát chiếm 0,38%);
Phát hiện 42/650 mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút gây bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản (chiếm 6,46%). Phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời cảnh báo sớm và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh lây lan trên diện rộng.
Kiểm tra và cấp 1.195 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, thủy sản. Đã kiểm dịch: 52.084 con lợn; 568.372 con gia cầm giống; 412.650 con gia cầm thịt; 2.400 con thỏ; 595 con trâu; 52 con bò; 11 con dê; 325 con chim; 8 con ngựa và 812.473 kg sản phẩm động vật các loại; 44.800 chùm hàu; 1.570 kg hàu; 150 kg sò huyết; 380.000 con cá đối; 320 kg cá đối; 50.000 kg ốc bươu; 370 kg cá chình và 48.000 con các loại cá khác. Kiểm soát giết mổ được 11.393 con lợn;
Hoạt động thanh, kiểm tra và hậu kiểm
Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm có nhiều chuyển biến, toàn tỉnh thành lập 433 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành ATTP (tỉnh 16; huyện/TP: 24; xã/phường/thị trấn: 393).Tổng số cơ sở được kiểm tra: 3.499; số cơ sở vi phạm: 160 (4,6%); xử lý 160 cơ sở (4,6%) trong đó phạt tiền: 160 cơ sở (4,6%) với số tiền: 293.375.000 đồng. Số cơ sở tiêu hủy sản phẩm 15; số loại SP bị tiêu hủy 11 gồm bánh kẹo quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng, nhập khẩu không có phụ đề tiếng việt; Sữa các loại 22 hộp, thực phẩm đông lạnh 130 kg. Thực phẩm các loại 43 hộp, thực phẩm chức năng 41 lọ/hộp. Trị giá hàng hóa tịch thu 75.308.000 đồng, hàng hóa vi phạm gồm 102 thùng bánh kẹo các loại.
Triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2022 theo Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 19/01/2022 của UBND tỉnh: Ngành Y tế đã triển khai lấy 30 mẫu, đang chờ kết quả xét nghiệm. Lấy 1.589 mẫu thực phẩm xét nghiệm nhanh và tại Labo được thực hiện tại Chi cục ATVSTP và tất cả các Trung tâm Y tế huyện/thành phố và 1 số ngành, đạt 91,3%.
Hoạt động thực hiện các mô hình kiểm soát ATTP và quảng bá sản phẩm thực phẩm
Ngành Y tế: Triển khai mô hình kiểm soát ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại 4 khách sạn, nhà hàng; 12 bếp ăn tập thể doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
Ngành Nông nghiệp: Hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp góp phần hỗ trợ phục hồi sản xuất, giao thương và xuất khẩu. Hỗ trợ 103 lượt cơ sở/doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh tham gia 08 hội chợ/hội thảo/hội nghị kết nối giới thiệu, quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh (với 433 lượt sản phẩm) tại Nam Định, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Nội,…Tổ chức 3 đoàn kết nối thương mại, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam; 01 Hội nghị Kết nối, xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm OCOP năm 2022 với một số tỉnh phía Bắc cho 120 người.
Phân tích chất lượng của đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP
Hội nghị cũng được nghe một báo cáo rất hữu ích “Đánh giá thực trạng đội ngũ công chức văn hóa xã hội làm công tác quản lý nhà nước về ATTP tuyến xã ở tỉnh Nam Định”. Đây là vấn đề hoàn toàn mới bởi đội ngũ công chức VH-XH làm nhiệm vụ Quản lý nhà nước về ATTP mới được triển khai. Thông tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ “Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã vàngười hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố” phân công công chức VH-XH làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Báo cáo chỉ rõ Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan, đặc biệt ở cấp cơ sở. Xác định công tác đảm bảo ATTP hoạt động có tốt hay không, thành công hoặc thất bại phải từ cấp cơ sở, đặc biệt là vấn đề quản lý nhà nước về ATTP ở cấp xã. Trước đó tỉnh Nam Định có văn bản số 199/UBND-VP7 ngày 20/6/2018 của UBND tỉnh phân công công chức theo dõi công tác ATTP tại xã/phường/thị trấn. Kết quả “Đánh giá thực trạng đội ngũ công chức văn hóa-xã hội làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tuyến xã ở tỉnh Nam Định năm” phân tích một cách khoa học một số đặc điểm về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn…đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực QLNN về ATTP ở tỉnh Nam Định cho đối tượng này trong thời gian tiếp theo.
Phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm
Các ngành Y tế, Nông nghiệp, Công thương tập trung hoàn thiện, đổi mới, hướng dẫn, nâng cao hiệu quả công tác hậu kiểm ATTP; tổ chức kiểm tra công tác quản lý ATTP tại các địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm.
Ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi gắn liền với bảo vệ môi trường. Tiếp tục phát triển chuỗi thực phẩm an toàn. Phối hợp với Hội Nông dân đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho nông sản.
Ngành Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành nhân rộng mô hình chuỗi kinh doanh thực phẩm có kiểm soát, giảm dần tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng ở các chợ dân sinh, chợ tự phát, chợ cóc, chợ tạm, tăng dần tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng trong các siêu thị, chợ có kiểm soát ATTP.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, công khai danh sách các cơ sở vi phạm. Các lực lượng chức năng như Công an, Quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, giám sát, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, nhất là tại các địa bàn, tuyến trọng điểm.
Ngành Y tế tập trung công tác đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP tại các bếp ăn tập thể (doanh nghiệp, trường học), thức ăn đường phố; phối hợp với ngành Công thương kiểm soát phụ gia, hóa chất dùng trong sản xuất chế biến, bảo quán thực phẩm; phối hợp với ngành Thông tin Truyền thông tăng cường công tác quản lý việc quảng cáo kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Ủy ban nhân dân các cấp: huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát về bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể ở cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, trường học trên địa bàn.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định